Mua hàng trực tiếp từ nhà máy sản xuất : 1900 988 993

Quy trình các bước sơn trong nhà bạn cần nắm rõ

5 (2 lượt đánh giá) 961 Lượt xem 0

Trước khi tiến hành sơn, chủ nhà nên tham khảo quy trình sơn trong nhà cơ bản sau đây để có thể mang đến cho ngôi nhà vẻ đẹp hoàn hảo nhất.

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sơn

Vệ sinh tường là bước đầu tiên trong quy trình sơn trong nhà:

– Đối với tường mới: Dùng giấy nhám hoặc đá mài đánh sạch bề mặt tường, sau đó quét hết bụi bẩn trên bề mặt.

– Đối với tường lăn lại : Quét sạch mạng nhện và bụi bẩn bám trên bề mặt để xử lý lỗi.

Bước 2: Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường

Xử lý lỗi trên bề mặt trước khi sơn là một bước quan trọng trong quy trình sơn nhà. Một khi đã sơn xong mà chưa xử lý triệt để các lỗi, lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng, làm xấu ngôi nhà. Nên dùng bột bả làm phẳng những chỗ nào bị lõm hoặc mài phẳng những chỗ nào lồi ra. Những chỗ sơn cũ bị bong thì cạo sạch lớp bong rồi dùng bột mastic để bả lên tạo bề mặt phẳng.

Tiếp theo xử lý chống thấm bằng cách xác định nguyên nhân thấm và xử lý bằng sơn lót chuyên dụng hoặc sơn chống thẩm thấu.

Quy trình các bước sơn trong nhà

Bước 3: Bả

Theo quy trình sơn trong nhà, bả bột trét có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn phủ được đẹp. Lựa chọn bột trét dựa vào tiêu chí về độ bám dính. Bột trét chất lượng thấp ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và chi phí cả dự án sơn nhà. Có thể bả một lớp hay 2 lớp tùy thuộc vào lựa chọn gia chủ. Nếu bả 2 lớp thì sẽ tăng tính thẩm mĩ, màng sơn nhìn đẹp hơn, tuy nhiên lớp sơn lại không bám trực tiếp vào bề mặt tường mà lại bám vào lớp bột bả, nên tuổi thọ sẽ không lâu như sơn trực tiếp.

Quy trình các bước sơn trong nhà

Bả bột trét giúp bề mặt phẳng, mịn và sơn bám hơn

Có thể lựa chọn sơn trực tiếp lên tường để sơn thấm sâu và bám dính lên tường làm tăng tuổi thọ của sơn. Tuy nhiên bề mặt sẽ không được nhẵn và đẹp như bả bột trét. Muốn bề mặt nhẵn mà không cần bả, hãy sử dụng cát hạt mịn trát tường. Sau khi khô, mài kỹ càng 1 chút sẽ đẹp hơn mà không cần phải bả.

» Có thể bạn quan tâm: Bột bả là gì, có tác dụng gì và hãng nào tốt?

Bước 4: Sơn lót

Sơn lót có tác dụng chống tác động trực tiếp của hơi ẩm, hóa chất,… từ lớp trong tường lên lớp sơn phủ dẫn đến hư hỏng. Sơn lót trắng được sử dụng trong quy trình sơn trong nhà để tạo nền cho sơn phủ màu, giúp làm màu sơn phủ đẹp hơn và sáng hơn.

Sơn lót phải có tác dụng kháng kiềm nhằm tránh cho lớp sơn phủ bị kiềm hóa, giảm tuổi thọ và độ lên màu của sơn phủ.

Sơn lót là bước thứ 4 trong quy trình sơn nhà

» Có thể bạn quan tâm: Sơn lót là gì, tác dụng và sơn trong nhà có cần sơn lót không

Bước 5: Sơn phủ

Đây là khâu hoàn thiện trong quy trình sơn trong nhà. Bạn có thể chọn màu sơn theo sở thích, cách phối đồ hoặc tùy theo phong thủy để sao cho ngôi nhà trở nên đẹp và ấn tượng nhất. Quy trình thi công sơn màu cũng như sơn lót: sơn từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, đảm bảo sơn màu 2 lớp và chú ý sơn lớp sau cách lớp trước từ 40 – 60 phút tùy vào điều kiện thời tiết và bề mặt.

Hi vọng với quy trình sơn trong nhà đầy đủ  và hữu ích nhất mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn nắm vững được kiến thức về sơn và quá trình sơn để có một ngôi nhà đẹp hoàn hảo.

-------------------------
- Nếu quý khách hàng cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH Kayerr: 1900 988 993
- Xem sản phẩm tại: http://kayerr.vn/san-pham

Bình luận sản phẩm

5
2
0
0
0
0
'